Nên:
- Với buồng giữ lạnh, nên để nhiệt độ ở mức 7 độ C- 8 độ C, không cần để độ lạnh tối đa.
- Với ngăn đông lạnh, để nhiệt độ ở mức - 18 độ C thay cho -22 độ C.
- Khi có nhiều thực phẩm trong tủ, nên tạo khoảng cách giữa các thực phẩm để không khí lạnh có thể đối lưu tốt, giảm điện năng tiêu thụ.
- Khi thực phẩm trữ lạnh trong tủ không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ lạnh ở mức trung bình, nhằm tiết kiệm điện.
- Cho các loại thực phẩm tươi sống như thịt, cá, tôm... vào các hộp đựng bằng thép hoặc inox, bởi tính dẫn lạnh của kim loại nhanh hơn, thời gian làm lạnh rút ngắn, ít hao điện.
- Một tuần xả tuyết một lần nhằm nâng cao hiệu quả làm lạnh.
- Định kỳ tiến hành giã đông ngăn đá và lau khô các hộp đựng trong ngăn mát, giúp tủ hoạt động tiết kiệm điện.
- Định kì 1 tháng/lần vệ sinh tủ và bộ tản nhiệt, nhằm nâng cao hiệu suất làm lạnh và tuổi thọ của tủ.
- Thường xuyên lau chùi phần gioăng cao su ở cửa tủ nhằm giúp phần cao su giữ được độ bền, đóng khít cửa, không thất thoát hơi lạnh nhiều gây tốn điện.
Không nên:
- Lắp đặt tủ đông, tủ mát gần những thiết bị có nguồn phát ra sức nóng.
- Để thực phẩm bít kín “họng” thổi hơi lạnh.
- Đóng mở cửa tủ liên tục khiến lượng nhiệt thất thoát nhiều. Bởi vì, mỗi lần mở cửa, máy nén và quạt gió của tủ đông phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ về mức đã quy định nên sẽ tiêu tốn nhiều điện năng.
Theo tietkiemnangluong.vn